Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

BÀI THI THUYẾT TRÌNH SÁCH - LỚP 8/5

Trong đôi mắt của mỗi con người chỉ có thể thấy một phần rất nhỏ bé trong một thế giới rộng lớn, bao la và đầy sự kỳ diệu. Vì thế, có một đồ vật có thể cho chúng ta thấy được, cảm nhận được và hình dung ra mọi thứ cách ta hàng trăm mét hay cách hẳn một đất nước. Đó chính là sách. Qua đó, cũng thể hiện được rằng sách chính là một người bạn thân giao, người thầy tri kỉ của chúng ta.Như vậy sách là một cách để chúng ta thấy được cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù lịch sử có trải qua hàng vạn hay hàng nghìn năm thì thế hệ sau này cũng có thế biết được trước đây ông cha ta đã làm gì để giữ nước và dựng nước.
Cho nên, đến với cuộc thi thuyết trình sách ngày hôm nay, em muốn giới thiệu về cuốn sách có tựa đề: “Mỗi Bước Người đi đều là lịch sử”- với những mẫu chuyện của các nhiếp ảnh kể lại về Người cha thân yêu. Được nhà xuất bản Thanh niên cho xuát bản năm 2009.
Tác giả cuốn sách này là Trần Đương. Cuốn sách của ông có những mục sau:
+Mỗi bước Người đi đều là lịch sử.
+Trong đời tôi, một bình minh đã đến.
+Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ.
+Điều mà Lâm Hồng Long không bao giờ dám nghĩ tới.
+Những năm tháng bên người.
+Vũ Đình Hồng, một phóng viên TTXVN đã để lại những tấm ảnh vô giá về Bác Hồ.
+Chuyện kể của một người công giáo nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ.
+Tấm ảnh của một đứa con Trị - Thiên.
+Horst Sturm, một nghệ sĩ Đức chụp ảnh Bác Hồ.
Mỗi mục là những mẩu chuyện thú vị - chuyện đời, chuyện nghề của những nhà nhiếp ảnh, tầng tầng lớp lớp những số phận, những tên tuổi, những sự kiện, những con người trong nước, ngoài nước trong các lĩnh vực Cách mạng. Trong cuốn sách này có nhắc các nhà nhiếp ảnh tiêu biểu như: Vũ Năng An, cụ Võ An Ninh, Nguyễn Hồng Nghi, Lâm Hồng Lâm, Nguyễn Kim Côn, Đinh Đăng Định, Vũ Đình Hồng, Bùi Á, Horst Sturm. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn nhắc đến anh Văn – tức đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Cả của nhân dân Việt Nam và là người học trò thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nhà nhiếp ảnh trên đều có một lòng kính yêu Bác Hồ rất sâu đậm và tha thiết. Qua các bức ảnh mà các nhà nhiếp ảnh gia chụp được, ta có thể thấy qua đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của Bác đều giản dị nhưng rất đỗi tự nhiên và đầy sự quyết đoán, cương trực.Nói đến đây, em xin trích một đoạn thơ của Tố Hữu được nhắc đến trong mục “Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ”:
“Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà”…
“Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời..”
Dù Bác là Chủ tịch của một nước nhưng Bác không chỉ quan tâm, chăm lo, đến tận nơi thăm hỏi người dân trong nước mà còn ngoài nước. Bác làm việc suốt đời, suốt ngày nhưng vẫn không quên tăng gia sản xuất, cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Những điều này nói lên tấm lòng của Bác luôn hướng về dân tộc, về đất nước Việt Nam của chúng ta. Bác không chỉ đựợc ngợi ca trong nước mà còn được cả thế giới khâm phục với tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Bác và người dân của các nước bạn có quan hệ thân mật. Horst Sturm đặc biệt cảm động trước sự ân cần, triều mến của Người với các cháu thiếu nhi. Từ đó quan hệ của nước ta càng thêm gắn bó với các nước bạn.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến những con số thống kê, hiện nay có tới 7.000 kiểu ảnh về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đang được lưu giữ tại các cơ quan, bảo tàng, báo chí, riêng Thông tấn xã Việt Nam có khoảng hơn 5.000 kiểu. Đó là một tài sản vô cùng quí giá và cũng có thể xem là tài sản vô giá mà chúng ta có thể tự hào – với nó, chúng ta mãi mãi lưu giữ những hình ảnh sinh động về vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Có được tài sản này, trước hết, không thể khác, là nhờ có công lao và tài năng của những nhà nhiếp ảnh. Bằng tình yêu, lòng nhiệt huyết và sự đam mê của mình, họ đã ghi được hàng vạn khoảnh khắc trong cuộc đời đấu tranh Cách mạng và cuộc sống đời thường của Bác. Văn chương có thể tiếp tục xây dựng những hình tượng cao cả và đẹp đẽ về Bác, song nhiếp ảnh chỉ có thể làm được một lần, tức là khi Người còn sống. Vâng, chỉ diễn ra một lần duy nhất mà thôi. Chính vì vậy, mỗi tấm ảnh có giá trị hàm chứa một khoảnh khắc đáng ghi nhớ về người Cha thân yêu.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, em cảm thấy đây là một cuốn sách hay phản ánh đúng sự thật về tấm gương của các nhà nhiếp ảnh khi chụp ảnh Bác. Con nguời của Bác luôn hội tụ đủ các yếu tố của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đó là một tấm gương tốt để mọi người noi theo
Cuối bài, em xin trích một câu nói của Horst Sturm- nhiếp ảnh người Đức đã nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ. Một câu tâm sự mà nghe như khái quát cả một tư tưởng chủ đạo, có ý nghĩa xuyên suốt cuộc đời ông:
“Bắng ống kính, nắm bắt được cuộc đời trong tất cả sự đa dạng của nó, được tiếp xúc với những con người khác nhau trên Trái Đất này, cuộc đời này, được thể hiện niềm vui và nỗi khổ của con người, được phản ảnh một cách sang tạo đất nước và đồng bào mình, phản ảnh nhanh, nhạy và xúc động các sự kiện thời sự có liên quan đến vận mệnh lịch sử của toàn dân tộc, của mỗi con người, Vâng, bằng các phương tiện của nhiếp ảnh, đối với tôi mãi mãi là nhiệm vụ cao đẹp nhất.”



0 nhận xét:

Đăng nhận xét