Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

VUI NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU


 Nguyễn Thị Kim Khánh lớp 8/5

 Nước ta từ ngàn đời nay, Tết là một ngày hội đầu xuân mà cả gia

đình được gặp gỡ, xum vầy bên nhau. Về với gia đình ta mới thấy

được hương vị Tết là như thế nào, thấy được tình yêu thương gắn

bó giữa mỗi thành viên trong gia đình và giữa tình làng nghĩa xóm

với nhau. Tết như đã trở thành một phong tục tập quán của mỗi con

người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam – đất nước

với những nền văn hóa cổ truyền độc đáo mà không dân tộc nào trên

 Ngày Tết ở Việt Nam rất có ý nghĩa và thiêng liêng, bởi Tết không

những là một ngày hộ để mọi người vui chơi, được khoác lên người

những bộ quần áo mới, được nhận được những phong bao lì xì đỏ

chói mà còn có giá trị tinh thần với mọi người dân trên mảnh đất hình

chữ S này. Nó đem lại niềm háo hức cho trẻ thơ và những sự chờ

đợi được quây quần bên con cháu của các ông bà, cha mẹ. Tết là

thời gian cả nhà cùng bên nhau dọn dẹp nhà cửa, đến 23 tháng

Chạp thì tiễn ông Táo về trời. Theo quan niệm của người Việt Nam

ta, ông Táo là người có nhiệm vị giữ ngọn lửa bếp trong gia đình, là

người trình tâu với Ngọc Hoàng những việc làm mà gia đình đã làm

trong năm vừa qua. Lau dọn bàn thơ tổ tiên cũng là một phong tục

không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm nhằm nhớ ơn tổ tiên

đã mất, trên mỗi bàn thờ của mỗi nhà thường có chưng một mâm

ngũ quả để cầu mong một năm mới “được cầu dừa đủ xài”. Rồi mỗi

gia đình cùng nhau đi chợ sắm tết, nào là bánh mứt, đủ loại trái

cây…Ngoài ra một thứ không thể thiếu đó là bánh chưng xanh được

làm bởi gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và các gia vị đậm chất dân tộc

sau đó được gói lại bởi lá dong rồi nấu lên,bánh có hình vuông

tượng trương cho công lao ba mẹ lớn tựa đất trời. 29 Tết cả nhà

cùng quây quần bên nhau gói bánh chưng, cùng trò chuyện vs nhau

về những gì đã xảy ra trong năm ngoái, từ những niềm vui, nỗi buồn

đến những điều nhỏ nhặt nhất. Và một vật không thể thiếu trong

ngày Tết của người Việt Nam ta chính là hoa mai, hoa đào. Ngày tết,

dù giàu hay nghèo thì mỗi gia đình đều có một cành mai, cành đào

trong nhà, miền Bắc thì trang trí bằng hoa đào, miền Trung và miền

Nam cũng không kém với sắc vàng tươi sáng của hoa mai. 30 tết là

khoảnh khắc thiêng liêng, cái đêm mà mọi người đều mong đợi, là

cột mốc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, là thời gian để mọi

người trong gia đình được đoàn tụ, chúc nhau những lời chúc tốt

đẹp nhất. Là thời gian để mọi thành viên trong gia đình cùng quây

quần để đón thời khắc đẹp đó vs những màn pháo hoa rực rỡ. Giây

phút ấy thật thiêng liêng và hạnh phúc biết bao. Cái không khí đầm

ấm ấy chỉ cảm nhận được bằng mắt,nụ cười và trái tim. Sáng mùng

một cả nhà lên chùa hái lộc đầu năm và cầu nguyện cho gia đình

qua năm mới được suôn sẽ, mạnh khỏe, làm ăn thuận buồn xuôi gió,

cho con cháu chăm ngoan học giỏi. Đến mùng 2, mùng 3 Tết, cả nhà

dắt nhau đi thăm họ hàng, bà con láng giềng, họ trao cho nhau

những lời chúc năm mới và lì xì cho con cháu những phong bao lì xì

đỏ chói vs những lời căn dặn phải học giỏi, nghe lời cha mẹ. Cứ như

thế, ngày Tết trôi qua vs những niềm vui và hạnh phúc của mỗi gia

đình, những ngày Tết kết thúc cũng là bắt đầu cho một năm mới đầy

vui vẻ, tài lộc và khởi đầu cho những điều mà mọi người mong muốn

 Ngày Tết trên quê hương chúng ta thật đẹp và thật ý nghĩa, nó kéo

mọi người lại gần nhau hơn và giúp cho họ thể hiện những niềm yêu

thương của mình đối với gia đình. Tết qua đi để lại những lời hứa

hẹn trong năm mới và những sự cố gắng để đạt được những thành

công, những ước mơ mà mỗi người chúng ta đang cố nắm lấy. Hãy

trân trọng và giữ vững những bản sắc văn hóa cổ truyền của nước ta

mãi mãi bởi nó đem lại niềm vui và rất có giá trị với đất nước ta – đất

nước nghìn năm văn hiến này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét