Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Bài thơ về mùa hè

        Mùa hè

Mùa hè ơi vì sao đến vội
Để mưa hè bỗng phải nghẹn ngào
Cánh phượng hồng buồn rơi trên cửa lớp
Dậy trong lòng nỗi xao xuyến, bâng khuâng.
               ***
Rồi giờ đây chỉ còn cơn gió thoảng
Trống buông dài yên giấc ngủ say
Ve râm ran dàn ca trong vòm lá
Học trò đi rồi ai nghe đây?
               ***
Mùa hè đến kéo theo những nỗi nhớ
Kéo theo những dòng lưu bút nhớ thương
Chút thương thầm để vương trong kỉ niệm
Giữ tuổi thơ trong cánh phượng đợi chờ.
               ***
Mùa hè ơi đến chi mà vội thế?
Để lòng ta rộn ràng bao nhớ thương
Phượng vĩ nở trên cành bao cánh đỏ
Để lòng ta sợ tới buổi chia ly.

                            Tác giả: Gia Long


Bài văn, bài thơ của học sinh với chủ đề thầy, cô(Văn thơ dự thi)





        “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm ,bóng dáng cô thầy vấn vương không rời.Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng, lơì thầy cô vong mãi.”…..Mỗi khi nghe lời bài hát này vang lên lòng tôi bỗng lại mơn man nhớ những kỉ niệm của tuổi học trò .Đặc biệt là người đã gắn bó với tôi suôt hai năm học của bặc trung học đã chắp cánh cho những ước mơ của tôi đươc bay cao, bay xa hơn.Không ai khác chính là người mẹ thứ hai và là người cô mà tôi vô cùng kính trọng.
       Là người Việt Nam tôi như thuộc lòng về truyền thống tôn sư trọng đạo. Vì vậy trong tôi luôn biết ơn người đã dạy cho tôi con chữ và còn cho tôi những lời khuyên chân thành. Đó cũng là một hành trang và kiến thức để tôi bước vào đời mà cảm thấy tự tin bởi tôi đã có những gì cần thiết trong cuộc sống. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại kỉ niệm của tôi với cô vào đầu lớp sáu. Tôi bỡ ngỡ và cảm thấy mình không bằng chúng bạn , tôi rụt rè và rất ít nói chuyện như một con ốc sên cuôn mình trong vỏ của mình. Nhưng cô đã không quên tôi dường như cô đã đọc được ý nghĩ của tôi qua hành động. Vì vậy cô đã đến bên cạnh tôi và an ủi tôi, động viên tôi, càng nhìn cô, càng nghĩ về cô tôi cảm thấy cô là người mẹ thứ hai của mình. Bởi tôi đã xem cô như mẹ nên tôi cảm thấy hết cô đơn .Bắt đầu từ đó tôi đã trở nên cởi mở và nói chuyện nhiều hơn. Người cô mà tôi muốn nhắc đến ở đây là cô Trần Thị Cảnh.Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp sáu và phụ trách bộ môn Toán của lớp tôi. Cô có dáng người nhỏ nhắn; khuôn mặt hiền lành, phúc hậu. Điểm sáng trên gương mặt anh tú của cô là gò má cao, ửng hồng và đôi mắt màu xám tro với hàng lông mi đen tuyền. Đối với tôi, cái ánh nhìn qua gọng kính của cô càng trở nên thân thiết và triều mến hơn. Mái tóc đen chấm ngang vai của cô, được tém lên thật gọn. Qua hình ảnh của cô tôi có thể mường tượng được tính cách gọn gàng nhưng vô cùng tỉ mỉ, chu đáo của cô. Mỗi khi đến lớp, cô luôn dặn dò chúng tôi phải chăm chú nge thầy cô giảng bài để có kết quả học tập tốt nhưng cô không quên cho chúng tôi lời khuyên về nề nếp. Lời cô nói tôi vẫn nhớ như in: “Muốn có kết quá học tập tốt thì trước tiên phải có kỉ luật tốt”. Tôi hiểu niềm tin yêu mà cô đặt vào chúng tôi, vì vậy tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt để xứng đáng với điều đó.
          Tôi nghĩ nghề nhà giáo là một nghề cao cả, xứng đáng để chúng ta tôn trọng và suy tôn nó. Mỗi công dân Việt Nam cần phải có lòng tôn sư trọng đạo “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" – có nghĩa một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy. Bởi tôi luôn mang sự kính trọng đối với thầy cô người đã mang đến cho tôi kiến thức nên tôi luôn nhủ mình phải học tập tốt, làm thầy cô vui lòng. Sẽ được sự yêu thương của thầy, cô dành cho tôi đó cũng là vinh hạnh mà những người học trò như tôi mong muốn. Ngày 20-11 hằng năm, đạt được hoa điểm mười cũng là một cách đẻ tri ân thầy cô. Ngày này cũng được các thầy cô trông mong để đươcj các học trò thân yêu của mình đền ơn đáp nghĩa và cũng là dịp để cô thầy xem lại kết quả suốt những năm học vừa qua. Đây cũng là dịp để cấc thầy cô có dịp ngồi lại với nhau trò chuyện và ôn lại nhưng kỉ niệm xưa. Với tôi vào ngày này tôi muốn gửi đến cô Cảnh những lời cảm ơn chân thành nhất để ghi nhớ công ơn của cô với tôi nói riêng và tập thể lớp 8/5 nói chung .Người đã cho tôi niềm tin để học tập tốt và có kết quả mà không còn e rè .
          Tôi rất yêu cô và yêu cả nghề nhà giáo. Ước mơ của tôi sau này sẽ trở thành cô giáo dạy môn ngữ văn và làm người có ích cho xã hội theo đúng niềm tin của cô đặt cho tôi.

                                                                                            
                                                                                                           Nguyễn Hoàng Anh Thư




Cô Cho Em
Thấp thoáng bóng áo dài
Lướt qua khung cửa số
Thướt tha mái tóc dài
Nhìn cô em, thật đẹp
Làn gió đùa với lá
Múi hương thật thân quen
Thoang thoảng qua cửa lớp
Bất chợt ngồi ngẩn ngơ
Nhìn cô em cứ ngỡ
Người mẹ đến với em
Bởi cô thật hiền từ
Những lời nói ngọt ngào
Em vẫn mãi khắc ghi
Bóng cô ở nơi đây
Dù mai này đi xa
Cô vẫn mãi là mẹ
Người mẹ hiền thứ hai
Cho em thêm kiến thức
Làm hành trang cuộc sống
Chắp cánh bước vào đời
Cô, mẹ của em.

                   Nguyễn Hoàng Anh Thư




                                                             ƠN CÔ
                                          Bao năm tháng nay em giật mình tỉnh giấc
                                          Sắp qua rồi những tháng ngày thơ ngây
                                          Những ngày vui của một thưở đến trường
                                          Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng
                                          Em nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
                                          Cô dạy em từng nét chữ vần thơ
                                          Cô đưa em gõ cánh cửa cuộc đời
                                          Và duyên dáng của một người con gái
                                          Tâm hồn em một nỗi buồn dài
                                          Cô ôm ấp, xoa đầu khi em khóc
                                          Vầng trán cô những nếp nhăn se sắt
                                          Tuổi nhỏ chúng em đâu biết ưu phiền
                                          Cô dìu dắt cho em những điều hay lẽ phải
                                          Em chợt nhận ra một điều nho nhỏ
                                         Một tình thương bao la vô bờ bến
                                         Cô dành tất cả cho chúng em.


                                                                                         Châu Thị Mĩ Hiền



















Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

BÀI THI THUYẾT TRÌNH SÁCH - LỚP 8/5

Trong đôi mắt của mỗi con người chỉ có thể thấy một phần rất nhỏ bé trong một thế giới rộng lớn, bao la và đầy sự kỳ diệu. Vì thế, có một đồ vật có thể cho chúng ta thấy được, cảm nhận được và hình dung ra mọi thứ cách ta hàng trăm mét hay cách hẳn một đất nước. Đó chính là sách. Qua đó, cũng thể hiện được rằng sách chính là một người bạn thân giao, người thầy tri kỉ của chúng ta.Như vậy sách là một cách để chúng ta thấy được cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù lịch sử có trải qua hàng vạn hay hàng nghìn năm thì thế hệ sau này cũng có thế biết được trước đây ông cha ta đã làm gì để giữ nước và dựng nước.
Cho nên, đến với cuộc thi thuyết trình sách ngày hôm nay, em muốn giới thiệu về cuốn sách có tựa đề: “Mỗi Bước Người đi đều là lịch sử”- với những mẫu chuyện của các nhiếp ảnh kể lại về Người cha thân yêu. Được nhà xuất bản Thanh niên cho xuát bản năm 2009.
Tác giả cuốn sách này là Trần Đương. Cuốn sách của ông có những mục sau:
+Mỗi bước Người đi đều là lịch sử.
+Trong đời tôi, một bình minh đã đến.
+Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ.
+Điều mà Lâm Hồng Long không bao giờ dám nghĩ tới.
+Những năm tháng bên người.
+Vũ Đình Hồng, một phóng viên TTXVN đã để lại những tấm ảnh vô giá về Bác Hồ.
+Chuyện kể của một người công giáo nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ.
+Tấm ảnh của một đứa con Trị - Thiên.
+Horst Sturm, một nghệ sĩ Đức chụp ảnh Bác Hồ.
Mỗi mục là những mẩu chuyện thú vị - chuyện đời, chuyện nghề của những nhà nhiếp ảnh, tầng tầng lớp lớp những số phận, những tên tuổi, những sự kiện, những con người trong nước, ngoài nước trong các lĩnh vực Cách mạng. Trong cuốn sách này có nhắc các nhà nhiếp ảnh tiêu biểu như: Vũ Năng An, cụ Võ An Ninh, Nguyễn Hồng Nghi, Lâm Hồng Lâm, Nguyễn Kim Côn, Đinh Đăng Định, Vũ Đình Hồng, Bùi Á, Horst Sturm. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn nhắc đến anh Văn – tức đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Cả của nhân dân Việt Nam và là người học trò thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nhà nhiếp ảnh trên đều có một lòng kính yêu Bác Hồ rất sâu đậm và tha thiết. Qua các bức ảnh mà các nhà nhiếp ảnh gia chụp được, ta có thể thấy qua đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của Bác đều giản dị nhưng rất đỗi tự nhiên và đầy sự quyết đoán, cương trực.Nói đến đây, em xin trích một đoạn thơ của Tố Hữu được nhắc đến trong mục “Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ”:
“Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà”…
“Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời..”
Dù Bác là Chủ tịch của một nước nhưng Bác không chỉ quan tâm, chăm lo, đến tận nơi thăm hỏi người dân trong nước mà còn ngoài nước. Bác làm việc suốt đời, suốt ngày nhưng vẫn không quên tăng gia sản xuất, cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Những điều này nói lên tấm lòng của Bác luôn hướng về dân tộc, về đất nước Việt Nam của chúng ta. Bác không chỉ đựợc ngợi ca trong nước mà còn được cả thế giới khâm phục với tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Bác và người dân của các nước bạn có quan hệ thân mật. Horst Sturm đặc biệt cảm động trước sự ân cần, triều mến của Người với các cháu thiếu nhi. Từ đó quan hệ của nước ta càng thêm gắn bó với các nước bạn.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến những con số thống kê, hiện nay có tới 7.000 kiểu ảnh về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đang được lưu giữ tại các cơ quan, bảo tàng, báo chí, riêng Thông tấn xã Việt Nam có khoảng hơn 5.000 kiểu. Đó là một tài sản vô cùng quí giá và cũng có thể xem là tài sản vô giá mà chúng ta có thể tự hào – với nó, chúng ta mãi mãi lưu giữ những hình ảnh sinh động về vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Có được tài sản này, trước hết, không thể khác, là nhờ có công lao và tài năng của những nhà nhiếp ảnh. Bằng tình yêu, lòng nhiệt huyết và sự đam mê của mình, họ đã ghi được hàng vạn khoảnh khắc trong cuộc đời đấu tranh Cách mạng và cuộc sống đời thường của Bác. Văn chương có thể tiếp tục xây dựng những hình tượng cao cả và đẹp đẽ về Bác, song nhiếp ảnh chỉ có thể làm được một lần, tức là khi Người còn sống. Vâng, chỉ diễn ra một lần duy nhất mà thôi. Chính vì vậy, mỗi tấm ảnh có giá trị hàm chứa một khoảnh khắc đáng ghi nhớ về người Cha thân yêu.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, em cảm thấy đây là một cuốn sách hay phản ánh đúng sự thật về tấm gương của các nhà nhiếp ảnh khi chụp ảnh Bác. Con nguời của Bác luôn hội tụ đủ các yếu tố của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đó là một tấm gương tốt để mọi người noi theo
Cuối bài, em xin trích một câu nói của Horst Sturm- nhiếp ảnh người Đức đã nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ. Một câu tâm sự mà nghe như khái quát cả một tư tưởng chủ đạo, có ý nghĩa xuyên suốt cuộc đời ông:
“Bắng ống kính, nắm bắt được cuộc đời trong tất cả sự đa dạng của nó, được tiếp xúc với những con người khác nhau trên Trái Đất này, cuộc đời này, được thể hiện niềm vui và nỗi khổ của con người, được phản ảnh một cách sang tạo đất nước và đồng bào mình, phản ảnh nhanh, nhạy và xúc động các sự kiện thời sự có liên quan đến vận mệnh lịch sử của toàn dân tộc, của mỗi con người, Vâng, bằng các phương tiện của nhiếp ảnh, đối với tôi mãi mãi là nhiệm vụ cao đẹp nhất.”