Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Bài viết về đêm trung thu

Tuổi thơ ấu biết bao kỷ niệm đẹp, bao trò nghịch ngợm, vui đùa không kể xiết. Nào là được thưởng những món quà khi đạt học sinh giỏi, tết thiếu nhi 1/6. Nhưng rộn ràng, háo hức chờ đón vui chơi nhất vẫn là những đêm rằm tháng tám hằng năm, đêm có ánh trăng rằm sáng nhất trong năm và những trò chơi không thể quên được của một thời thơ ấu trong mỗi chúng ta. Khi các bác nông dân từ ruộng trở về thì màn đêm dần buông xuống, bao trùm lên xóm làng và ngọn tre. Mọi người trong làng em ai nấy đều hồ hởi, nhất là bọn trẻ em thì vui mừng khôn xiết vì hôm nay là tết trung thu, chúng được ra sân đình để nhận quà trung thu vào dịp rằm tháng tám hằng năm, được các anh chị đoàn viên tổ chức cho các em nhỏ. Từ sau chân trời phía đông chợt ửng sáng, một mảnh trăng vàng dần dần xuất hiện và nhô ra, tỏa ánh sáng non nớt xuống các mái nhà và rặng tre. Trăng lên cao rất nhanh, chẳng mấy chốc trăng đã tròn to như cái đĩa, treo lơ lửng, trôi bồng bềnh trên nền trời trong xanh, nhấp nháy bởi các ánh sao càng tô điểm cho bầu trời thêm lung linh đẹp mắt. Sân nhà em được ánh trừng len lỏi qua vòm cây bưởi rọi xuống nền sân những mảnh gương phản chiếu tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Bỗng có những tiếng trống ếch vang ròn, các em nhỏ ùa ra sân đình, chúng xếp hàng ngay ngắn, đêm trung thu diễn ra thật trang trọng khi được bác bí thư tuyên bố lý do, khen ngợi những em học giỏi, thích thú nhất là đến phần nhận quà, mỗi em được nhận một gói quà to. Sau đó là tiết mục văn nghệ, các màn trình diễn múa lân làm cho cảnh vật đêm rằm thật nô nức vui nhộn lòng người. Các em được ăn bánh kẹo, trái cây, vui chơi thỏa thích. Khoảng đến mười giờ đêm thì các em phải tạm biệt đêm trung thu để trở về nhà cùng ba mẹ, trong lòng các em rất vui nhưng vẫn nuối tiếc. Về khuya, trăng càng trông cao hơn, xa hơn, ánh trăng vằng vặc, cảnh vật dưới trăng trở nên yên bình, thanh tịnh. Tiết trời mát rượi làm cho tâm hồn người mang mác thanh tao. Nhìn ra cánh đồng đầu làng, một thảm lúa màu xanh bát ngát, rung rinh đùa vui theo gió. Chỉ vào những đêm trăng sáng, cảnh vật ở quê em mới hiện lên rõ mồn một, sáng trong huyền ảo. Mai này dù đi bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng mỗi người dân quê em vẫn không thể nào quên được bao nhiêu kỉ niệm của một thời thơ ấu đùa nghịch dưới trăng, và càng không thể nào quên được cảnh vật thiên nhiên thơ mộng quê em vào những đêm trăng sáng.

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ “ TRUNG QUỐC ĐÃ CHIẾM HOÀNG SA NHƯ THẾ NÀO”

     Kính thưa ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh ca chiều thân mến. Em tên là Nguyễn Hoàng Thu Huyền, học sinh lớp 8/5. Sau đây em xin đọc bài thuyết trình của em với nội dung “ Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa như thế nào”

Em Nguyễn Hoàng Thu Huyền đọc bài thuyết trình
     Đất nước Việt Nam chúng ta có những quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó được chứng minh bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại năm 1926, ngoài ra trên đảo còn có một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa được dựng năm 1930.
      Vì quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo giàu tài nguyên khoáng sản nên Trung Quốc đã dùng thủ đoạn lén lút “ thừa nước đục thả câu”, “ ỷ mạnh hiếp yếu”, coi thường pháp luật, bội tín… Trung Quốc đã tùy tiện vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò. Thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích biển đông mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo pháp luật và thực tiễn quốc tế. Liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên giới biển 9 đoạn và đã chính thức hóa đường biên giới biển đầy tham vọng.
Quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta giữ gìn quản lý. Nhưng năm 1956 Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian 1964-1970 hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa. Năm 1971, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam lại tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa một lần nữa. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đât liền chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn dữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Năm 1974 Trung Quốc tiếp tục xâm lược chiếm đóng Hoàng Sa, hành động chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực đã vấp phải sự lên án mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của cả thế giới.


Nhân dân miền nam mít tinh
Tình hình biển đông trở nên căng thẳng vào ngày 11/1/1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được chính quyền Sài Gòn quản lí là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên hải quân Trung Quốc đã mở màng chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngày 12/1/1974 ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã đưa 4 chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Trong các ngày kế tiếp , phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15/1/1974 sau khi tuyên bố chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xâm lấn đất đai của Trung Quốc, tất cả các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Ngày 17/1/1974 Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông  đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa. Mao Trạch Đông người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa năm 1978

Mao Trạch Đông chỉ huy trận đánh Hoàng Sa năm 1978
( đã phê vào bản báo cáo là “ đồng ý” và nói rằng “ trận này không thể không đánh nhau”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa. Cả ngày 17 và 18/1/1974 biển đông dậy sóng,  phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đêm ngày 18/1/1974 bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kì căng thẳng. Sáng sớm ngày 19/1/1974 một toán biệt hải và một đội hải kích chia làm 2 mũi dùng bè cao su đổ bộ lên chiếm đảo Quang Hòa và một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số quân mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến một số quân nhân Việt Nam Cộng hòa tử vong và 4 chiến hạm bị hư hại

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến
 Sau đó do quân số ít hơn rất nhiều nên 2 toán đổ bộ của Việt Nam Cộng hòa đã phải rời đảo, trở lại tàu và rời khỏi vùng giao tranh. Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
      Những người con anh dũng hi sinh cho dân tộc Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng để giành lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hi sinh vì quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam.
            Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với hiến chương Liên hợp quốc, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có một tư cách hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa.
      Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa nhiều công trình bất hợp pháp. Ngày 24/7 vừa qua, Trung Quốc đã khánh thành một cái gọi là thành phố Tam Sa


 chúng ta không thể chấp nhận được. Là học sinh của mái trường THCS Lý Tự Trọng, là công dân của nước Việt Nam, tôi và các bạn hãy chùng nhau làm một việc gì đó cho đất nước. Chúng ta hãy dành lại, giữ lấy và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ngay hôm nay. Để quần đảo Hòng Sa mãi mãi là của Việt Nam trong hôm nay và mai sau.  
       

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bài viết về buổi tựu trường

  • Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi con người ai cũng đã trải qua nhiều buổi khai giảng nhưng buổi khai giảng năm nay đối với học sinh khối 8 chúng tôi thật ý nghĩa.
    Ấy thế mà đã được dự lễ khai giảng dưới mái trường này cũng đã được 3 năm. Mỗi buổi khai giảng, tâm trạng của mỗi người lại khác. Năm nay trên khuôn mặt ai cũng hồi hộp nhưng ẩn chứa bên trong là sự chững chạc, chắc có lẽ năm nay được làm đàn anh đàn chị của 2 khối lớp nên nhìn ai cũng ra dáng lắm. Mới 6 giờ mà sân trường đã rộn rã tiếng cười nói của các bạn học sinh, ai ai cũng mặc áo quần tươm tất như chờ đợi ngày này đã lâu. Sự sợ hãi e dè và bỡ ngỡ hiện rõ trên khuôn mặt những em lớp 6 nhưng được sự hướng dẫn của các anh chị lớp 9 cùng với sự ân cần của giáo viên chủ nhiệm đưa vào lễ đài trong tiếng vỗ tay của toàn trường. Khi phần nghi lễ đã qua, các bạn học sin him lặng nghe thầy cô đọc kế hoạch của năm học mới, khi ấy nhìn các bạn ai ai cũng như một học sinh ngoan ngoãn. Tiếp theo đó là các tiết mục văn nghệ, sân trường trở nên rộn rã hẳn hòa cùng tiếng hát và tiếng nhạc là những tràn vỗ tay của các bạn học sinh. Đặc biệt hơn nữa, với ngày lễ trọng đại này đã có sự góp mặt của các ban ngành, hội cha mẹ học sinh và các anh chị cựu học sinh về tham dự lễ khánh thành “trung tâm thí nghiệm thực hành”. Bên cạnh đó, ngày khai giảng đã tổ chức nhiều cuộc thi như: vẽ, thuyết trình về biển đảo. Mỗi lớp mang một màu sắc riêng giúp cho chúng ta hiểu hơn về đất nước của mình. Ngoài ra còn có những tiết mục kể chuyện về tấm gương anh hùng của các em lớp 6, từ đó gợi ra cho mỗi người về cảm xúc, tình yêu quê hương đất nước. “tùng…tùng…tùng…” thầy hiệu trưởng đánh những hồi trống bắt đầu một năm học mới, ai ai cũng vỡ òa trong niềm háo hức và dường như trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ sự quyết tâm cho năm học mới này. Lễ khai giảng kết thúc trong sự hân hoan của các thầy cô và các bạn hứ hẹn một năn học đầy niềm vui, thành công và tốt đẹp nhờ sự dìu dắt của các thầy cô.
    Viết bởi M.Duyên