Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Bài thơ về mùa hè

        Mùa hè

Mùa hè ơi vì sao đến vội
Để mưa hè bỗng phải nghẹn ngào
Cánh phượng hồng buồn rơi trên cửa lớp
Dậy trong lòng nỗi xao xuyến, bâng khuâng.
               ***
Rồi giờ đây chỉ còn cơn gió thoảng
Trống buông dài yên giấc ngủ say
Ve râm ran dàn ca trong vòm lá
Học trò đi rồi ai nghe đây?
               ***
Mùa hè đến kéo theo những nỗi nhớ
Kéo theo những dòng lưu bút nhớ thương
Chút thương thầm để vương trong kỉ niệm
Giữ tuổi thơ trong cánh phượng đợi chờ.
               ***
Mùa hè ơi đến chi mà vội thế?
Để lòng ta rộn ràng bao nhớ thương
Phượng vĩ nở trên cành bao cánh đỏ
Để lòng ta sợ tới buổi chia ly.

                            Tác giả: Gia Long


Bài văn, bài thơ của học sinh với chủ đề thầy, cô(Văn thơ dự thi)





        “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm ,bóng dáng cô thầy vấn vương không rời.Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng, lơì thầy cô vong mãi.”…..Mỗi khi nghe lời bài hát này vang lên lòng tôi bỗng lại mơn man nhớ những kỉ niệm của tuổi học trò .Đặc biệt là người đã gắn bó với tôi suôt hai năm học của bặc trung học đã chắp cánh cho những ước mơ của tôi đươc bay cao, bay xa hơn.Không ai khác chính là người mẹ thứ hai và là người cô mà tôi vô cùng kính trọng.
       Là người Việt Nam tôi như thuộc lòng về truyền thống tôn sư trọng đạo. Vì vậy trong tôi luôn biết ơn người đã dạy cho tôi con chữ và còn cho tôi những lời khuyên chân thành. Đó cũng là một hành trang và kiến thức để tôi bước vào đời mà cảm thấy tự tin bởi tôi đã có những gì cần thiết trong cuộc sống. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại kỉ niệm của tôi với cô vào đầu lớp sáu. Tôi bỡ ngỡ và cảm thấy mình không bằng chúng bạn , tôi rụt rè và rất ít nói chuyện như một con ốc sên cuôn mình trong vỏ của mình. Nhưng cô đã không quên tôi dường như cô đã đọc được ý nghĩ của tôi qua hành động. Vì vậy cô đã đến bên cạnh tôi và an ủi tôi, động viên tôi, càng nhìn cô, càng nghĩ về cô tôi cảm thấy cô là người mẹ thứ hai của mình. Bởi tôi đã xem cô như mẹ nên tôi cảm thấy hết cô đơn .Bắt đầu từ đó tôi đã trở nên cởi mở và nói chuyện nhiều hơn. Người cô mà tôi muốn nhắc đến ở đây là cô Trần Thị Cảnh.Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp sáu và phụ trách bộ môn Toán của lớp tôi. Cô có dáng người nhỏ nhắn; khuôn mặt hiền lành, phúc hậu. Điểm sáng trên gương mặt anh tú của cô là gò má cao, ửng hồng và đôi mắt màu xám tro với hàng lông mi đen tuyền. Đối với tôi, cái ánh nhìn qua gọng kính của cô càng trở nên thân thiết và triều mến hơn. Mái tóc đen chấm ngang vai của cô, được tém lên thật gọn. Qua hình ảnh của cô tôi có thể mường tượng được tính cách gọn gàng nhưng vô cùng tỉ mỉ, chu đáo của cô. Mỗi khi đến lớp, cô luôn dặn dò chúng tôi phải chăm chú nge thầy cô giảng bài để có kết quả học tập tốt nhưng cô không quên cho chúng tôi lời khuyên về nề nếp. Lời cô nói tôi vẫn nhớ như in: “Muốn có kết quá học tập tốt thì trước tiên phải có kỉ luật tốt”. Tôi hiểu niềm tin yêu mà cô đặt vào chúng tôi, vì vậy tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt để xứng đáng với điều đó.
          Tôi nghĩ nghề nhà giáo là một nghề cao cả, xứng đáng để chúng ta tôn trọng và suy tôn nó. Mỗi công dân Việt Nam cần phải có lòng tôn sư trọng đạo “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" – có nghĩa một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy. Bởi tôi luôn mang sự kính trọng đối với thầy cô người đã mang đến cho tôi kiến thức nên tôi luôn nhủ mình phải học tập tốt, làm thầy cô vui lòng. Sẽ được sự yêu thương của thầy, cô dành cho tôi đó cũng là vinh hạnh mà những người học trò như tôi mong muốn. Ngày 20-11 hằng năm, đạt được hoa điểm mười cũng là một cách đẻ tri ân thầy cô. Ngày này cũng được các thầy cô trông mong để đươcj các học trò thân yêu của mình đền ơn đáp nghĩa và cũng là dịp để cô thầy xem lại kết quả suốt những năm học vừa qua. Đây cũng là dịp để cấc thầy cô có dịp ngồi lại với nhau trò chuyện và ôn lại nhưng kỉ niệm xưa. Với tôi vào ngày này tôi muốn gửi đến cô Cảnh những lời cảm ơn chân thành nhất để ghi nhớ công ơn của cô với tôi nói riêng và tập thể lớp 8/5 nói chung .Người đã cho tôi niềm tin để học tập tốt và có kết quả mà không còn e rè .
          Tôi rất yêu cô và yêu cả nghề nhà giáo. Ước mơ của tôi sau này sẽ trở thành cô giáo dạy môn ngữ văn và làm người có ích cho xã hội theo đúng niềm tin của cô đặt cho tôi.

                                                                                            
                                                                                                           Nguyễn Hoàng Anh Thư




Cô Cho Em
Thấp thoáng bóng áo dài
Lướt qua khung cửa số
Thướt tha mái tóc dài
Nhìn cô em, thật đẹp
Làn gió đùa với lá
Múi hương thật thân quen
Thoang thoảng qua cửa lớp
Bất chợt ngồi ngẩn ngơ
Nhìn cô em cứ ngỡ
Người mẹ đến với em
Bởi cô thật hiền từ
Những lời nói ngọt ngào
Em vẫn mãi khắc ghi
Bóng cô ở nơi đây
Dù mai này đi xa
Cô vẫn mãi là mẹ
Người mẹ hiền thứ hai
Cho em thêm kiến thức
Làm hành trang cuộc sống
Chắp cánh bước vào đời
Cô, mẹ của em.

                   Nguyễn Hoàng Anh Thư




                                                             ƠN CÔ
                                          Bao năm tháng nay em giật mình tỉnh giấc
                                          Sắp qua rồi những tháng ngày thơ ngây
                                          Những ngày vui của một thưở đến trường
                                          Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng
                                          Em nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
                                          Cô dạy em từng nét chữ vần thơ
                                          Cô đưa em gõ cánh cửa cuộc đời
                                          Và duyên dáng của một người con gái
                                          Tâm hồn em một nỗi buồn dài
                                          Cô ôm ấp, xoa đầu khi em khóc
                                          Vầng trán cô những nếp nhăn se sắt
                                          Tuổi nhỏ chúng em đâu biết ưu phiền
                                          Cô dìu dắt cho em những điều hay lẽ phải
                                          Em chợt nhận ra một điều nho nhỏ
                                         Một tình thương bao la vô bờ bến
                                         Cô dành tất cả cho chúng em.


                                                                                         Châu Thị Mĩ Hiền



















Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

BÀI THI THUYẾT TRÌNH SÁCH - LỚP 8/5

Trong đôi mắt của mỗi con người chỉ có thể thấy một phần rất nhỏ bé trong một thế giới rộng lớn, bao la và đầy sự kỳ diệu. Vì thế, có một đồ vật có thể cho chúng ta thấy được, cảm nhận được và hình dung ra mọi thứ cách ta hàng trăm mét hay cách hẳn một đất nước. Đó chính là sách. Qua đó, cũng thể hiện được rằng sách chính là một người bạn thân giao, người thầy tri kỉ của chúng ta.Như vậy sách là một cách để chúng ta thấy được cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù lịch sử có trải qua hàng vạn hay hàng nghìn năm thì thế hệ sau này cũng có thế biết được trước đây ông cha ta đã làm gì để giữ nước và dựng nước.
Cho nên, đến với cuộc thi thuyết trình sách ngày hôm nay, em muốn giới thiệu về cuốn sách có tựa đề: “Mỗi Bước Người đi đều là lịch sử”- với những mẫu chuyện của các nhiếp ảnh kể lại về Người cha thân yêu. Được nhà xuất bản Thanh niên cho xuát bản năm 2009.
Tác giả cuốn sách này là Trần Đương. Cuốn sách của ông có những mục sau:
+Mỗi bước Người đi đều là lịch sử.
+Trong đời tôi, một bình minh đã đến.
+Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ.
+Điều mà Lâm Hồng Long không bao giờ dám nghĩ tới.
+Những năm tháng bên người.
+Vũ Đình Hồng, một phóng viên TTXVN đã để lại những tấm ảnh vô giá về Bác Hồ.
+Chuyện kể của một người công giáo nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ.
+Tấm ảnh của một đứa con Trị - Thiên.
+Horst Sturm, một nghệ sĩ Đức chụp ảnh Bác Hồ.
Mỗi mục là những mẩu chuyện thú vị - chuyện đời, chuyện nghề của những nhà nhiếp ảnh, tầng tầng lớp lớp những số phận, những tên tuổi, những sự kiện, những con người trong nước, ngoài nước trong các lĩnh vực Cách mạng. Trong cuốn sách này có nhắc các nhà nhiếp ảnh tiêu biểu như: Vũ Năng An, cụ Võ An Ninh, Nguyễn Hồng Nghi, Lâm Hồng Lâm, Nguyễn Kim Côn, Đinh Đăng Định, Vũ Đình Hồng, Bùi Á, Horst Sturm. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn nhắc đến anh Văn – tức đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Cả của nhân dân Việt Nam và là người học trò thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nhà nhiếp ảnh trên đều có một lòng kính yêu Bác Hồ rất sâu đậm và tha thiết. Qua các bức ảnh mà các nhà nhiếp ảnh gia chụp được, ta có thể thấy qua đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của Bác đều giản dị nhưng rất đỗi tự nhiên và đầy sự quyết đoán, cương trực.Nói đến đây, em xin trích một đoạn thơ của Tố Hữu được nhắc đến trong mục “Ấm áp những chân dung đời thường của Bác Hồ”:
“Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà”…
“Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời..”
Dù Bác là Chủ tịch của một nước nhưng Bác không chỉ quan tâm, chăm lo, đến tận nơi thăm hỏi người dân trong nước mà còn ngoài nước. Bác làm việc suốt đời, suốt ngày nhưng vẫn không quên tăng gia sản xuất, cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Những điều này nói lên tấm lòng của Bác luôn hướng về dân tộc, về đất nước Việt Nam của chúng ta. Bác không chỉ đựợc ngợi ca trong nước mà còn được cả thế giới khâm phục với tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Bác và người dân của các nước bạn có quan hệ thân mật. Horst Sturm đặc biệt cảm động trước sự ân cần, triều mến của Người với các cháu thiếu nhi. Từ đó quan hệ của nước ta càng thêm gắn bó với các nước bạn.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến những con số thống kê, hiện nay có tới 7.000 kiểu ảnh về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đang được lưu giữ tại các cơ quan, bảo tàng, báo chí, riêng Thông tấn xã Việt Nam có khoảng hơn 5.000 kiểu. Đó là một tài sản vô cùng quí giá và cũng có thể xem là tài sản vô giá mà chúng ta có thể tự hào – với nó, chúng ta mãi mãi lưu giữ những hình ảnh sinh động về vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Có được tài sản này, trước hết, không thể khác, là nhờ có công lao và tài năng của những nhà nhiếp ảnh. Bằng tình yêu, lòng nhiệt huyết và sự đam mê của mình, họ đã ghi được hàng vạn khoảnh khắc trong cuộc đời đấu tranh Cách mạng và cuộc sống đời thường của Bác. Văn chương có thể tiếp tục xây dựng những hình tượng cao cả và đẹp đẽ về Bác, song nhiếp ảnh chỉ có thể làm được một lần, tức là khi Người còn sống. Vâng, chỉ diễn ra một lần duy nhất mà thôi. Chính vì vậy, mỗi tấm ảnh có giá trị hàm chứa một khoảnh khắc đáng ghi nhớ về người Cha thân yêu.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, em cảm thấy đây là một cuốn sách hay phản ánh đúng sự thật về tấm gương của các nhà nhiếp ảnh khi chụp ảnh Bác. Con nguời của Bác luôn hội tụ đủ các yếu tố của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đó là một tấm gương tốt để mọi người noi theo
Cuối bài, em xin trích một câu nói của Horst Sturm- nhiếp ảnh người Đức đã nhiều năm chụp ảnh Bác Hồ. Một câu tâm sự mà nghe như khái quát cả một tư tưởng chủ đạo, có ý nghĩa xuyên suốt cuộc đời ông:
“Bắng ống kính, nắm bắt được cuộc đời trong tất cả sự đa dạng của nó, được tiếp xúc với những con người khác nhau trên Trái Đất này, cuộc đời này, được thể hiện niềm vui và nỗi khổ của con người, được phản ảnh một cách sang tạo đất nước và đồng bào mình, phản ảnh nhanh, nhạy và xúc động các sự kiện thời sự có liên quan đến vận mệnh lịch sử của toàn dân tộc, của mỗi con người, Vâng, bằng các phương tiện của nhiếp ảnh, đối với tôi mãi mãi là nhiệm vụ cao đẹp nhất.”



Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Bài viết về đêm trung thu

Tuổi thơ ấu biết bao kỷ niệm đẹp, bao trò nghịch ngợm, vui đùa không kể xiết. Nào là được thưởng những món quà khi đạt học sinh giỏi, tết thiếu nhi 1/6. Nhưng rộn ràng, háo hức chờ đón vui chơi nhất vẫn là những đêm rằm tháng tám hằng năm, đêm có ánh trăng rằm sáng nhất trong năm và những trò chơi không thể quên được của một thời thơ ấu trong mỗi chúng ta. Khi các bác nông dân từ ruộng trở về thì màn đêm dần buông xuống, bao trùm lên xóm làng và ngọn tre. Mọi người trong làng em ai nấy đều hồ hởi, nhất là bọn trẻ em thì vui mừng khôn xiết vì hôm nay là tết trung thu, chúng được ra sân đình để nhận quà trung thu vào dịp rằm tháng tám hằng năm, được các anh chị đoàn viên tổ chức cho các em nhỏ. Từ sau chân trời phía đông chợt ửng sáng, một mảnh trăng vàng dần dần xuất hiện và nhô ra, tỏa ánh sáng non nớt xuống các mái nhà và rặng tre. Trăng lên cao rất nhanh, chẳng mấy chốc trăng đã tròn to như cái đĩa, treo lơ lửng, trôi bồng bềnh trên nền trời trong xanh, nhấp nháy bởi các ánh sao càng tô điểm cho bầu trời thêm lung linh đẹp mắt. Sân nhà em được ánh trừng len lỏi qua vòm cây bưởi rọi xuống nền sân những mảnh gương phản chiếu tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Bỗng có những tiếng trống ếch vang ròn, các em nhỏ ùa ra sân đình, chúng xếp hàng ngay ngắn, đêm trung thu diễn ra thật trang trọng khi được bác bí thư tuyên bố lý do, khen ngợi những em học giỏi, thích thú nhất là đến phần nhận quà, mỗi em được nhận một gói quà to. Sau đó là tiết mục văn nghệ, các màn trình diễn múa lân làm cho cảnh vật đêm rằm thật nô nức vui nhộn lòng người. Các em được ăn bánh kẹo, trái cây, vui chơi thỏa thích. Khoảng đến mười giờ đêm thì các em phải tạm biệt đêm trung thu để trở về nhà cùng ba mẹ, trong lòng các em rất vui nhưng vẫn nuối tiếc. Về khuya, trăng càng trông cao hơn, xa hơn, ánh trăng vằng vặc, cảnh vật dưới trăng trở nên yên bình, thanh tịnh. Tiết trời mát rượi làm cho tâm hồn người mang mác thanh tao. Nhìn ra cánh đồng đầu làng, một thảm lúa màu xanh bát ngát, rung rinh đùa vui theo gió. Chỉ vào những đêm trăng sáng, cảnh vật ở quê em mới hiện lên rõ mồn một, sáng trong huyền ảo. Mai này dù đi bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng mỗi người dân quê em vẫn không thể nào quên được bao nhiêu kỉ niệm của một thời thơ ấu đùa nghịch dưới trăng, và càng không thể nào quên được cảnh vật thiên nhiên thơ mộng quê em vào những đêm trăng sáng.

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ “ TRUNG QUỐC ĐÃ CHIẾM HOÀNG SA NHƯ THẾ NÀO”

     Kính thưa ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh ca chiều thân mến. Em tên là Nguyễn Hoàng Thu Huyền, học sinh lớp 8/5. Sau đây em xin đọc bài thuyết trình của em với nội dung “ Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa như thế nào”

Em Nguyễn Hoàng Thu Huyền đọc bài thuyết trình
     Đất nước Việt Nam chúng ta có những quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó được chứng minh bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại năm 1926, ngoài ra trên đảo còn có một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa được dựng năm 1930.
      Vì quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo giàu tài nguyên khoáng sản nên Trung Quốc đã dùng thủ đoạn lén lút “ thừa nước đục thả câu”, “ ỷ mạnh hiếp yếu”, coi thường pháp luật, bội tín… Trung Quốc đã tùy tiện vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò. Thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích biển đông mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo pháp luật và thực tiễn quốc tế. Liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên giới biển 9 đoạn và đã chính thức hóa đường biên giới biển đầy tham vọng.
Quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta giữ gìn quản lý. Nhưng năm 1956 Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian 1964-1970 hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa. Năm 1971, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam lại tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa một lần nữa. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đât liền chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn dữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Năm 1974 Trung Quốc tiếp tục xâm lược chiếm đóng Hoàng Sa, hành động chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực đã vấp phải sự lên án mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của cả thế giới.


Nhân dân miền nam mít tinh
Tình hình biển đông trở nên căng thẳng vào ngày 11/1/1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được chính quyền Sài Gòn quản lí là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên hải quân Trung Quốc đã mở màng chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngày 12/1/1974 ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã đưa 4 chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Trong các ngày kế tiếp , phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15/1/1974 sau khi tuyên bố chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xâm lấn đất đai của Trung Quốc, tất cả các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Ngày 17/1/1974 Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông  đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa. Mao Trạch Đông người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa năm 1978

Mao Trạch Đông chỉ huy trận đánh Hoàng Sa năm 1978
( đã phê vào bản báo cáo là “ đồng ý” và nói rằng “ trận này không thể không đánh nhau”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa. Cả ngày 17 và 18/1/1974 biển đông dậy sóng,  phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đêm ngày 18/1/1974 bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kì căng thẳng. Sáng sớm ngày 19/1/1974 một toán biệt hải và một đội hải kích chia làm 2 mũi dùng bè cao su đổ bộ lên chiếm đảo Quang Hòa và một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số quân mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến một số quân nhân Việt Nam Cộng hòa tử vong và 4 chiến hạm bị hư hại

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến
 Sau đó do quân số ít hơn rất nhiều nên 2 toán đổ bộ của Việt Nam Cộng hòa đã phải rời đảo, trở lại tàu và rời khỏi vùng giao tranh. Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
      Những người con anh dũng hi sinh cho dân tộc Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng để giành lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hi sinh vì quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam.
            Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với hiến chương Liên hợp quốc, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có một tư cách hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa.
      Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa nhiều công trình bất hợp pháp. Ngày 24/7 vừa qua, Trung Quốc đã khánh thành một cái gọi là thành phố Tam Sa


 chúng ta không thể chấp nhận được. Là học sinh của mái trường THCS Lý Tự Trọng, là công dân của nước Việt Nam, tôi và các bạn hãy chùng nhau làm một việc gì đó cho đất nước. Chúng ta hãy dành lại, giữ lấy và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ngay hôm nay. Để quần đảo Hòng Sa mãi mãi là của Việt Nam trong hôm nay và mai sau.  
       

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bài viết về buổi tựu trường

  • Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi con người ai cũng đã trải qua nhiều buổi khai giảng nhưng buổi khai giảng năm nay đối với học sinh khối 8 chúng tôi thật ý nghĩa.
    Ấy thế mà đã được dự lễ khai giảng dưới mái trường này cũng đã được 3 năm. Mỗi buổi khai giảng, tâm trạng của mỗi người lại khác. Năm nay trên khuôn mặt ai cũng hồi hộp nhưng ẩn chứa bên trong là sự chững chạc, chắc có lẽ năm nay được làm đàn anh đàn chị của 2 khối lớp nên nhìn ai cũng ra dáng lắm. Mới 6 giờ mà sân trường đã rộn rã tiếng cười nói của các bạn học sinh, ai ai cũng mặc áo quần tươm tất như chờ đợi ngày này đã lâu. Sự sợ hãi e dè và bỡ ngỡ hiện rõ trên khuôn mặt những em lớp 6 nhưng được sự hướng dẫn của các anh chị lớp 9 cùng với sự ân cần của giáo viên chủ nhiệm đưa vào lễ đài trong tiếng vỗ tay của toàn trường. Khi phần nghi lễ đã qua, các bạn học sin him lặng nghe thầy cô đọc kế hoạch của năm học mới, khi ấy nhìn các bạn ai ai cũng như một học sinh ngoan ngoãn. Tiếp theo đó là các tiết mục văn nghệ, sân trường trở nên rộn rã hẳn hòa cùng tiếng hát và tiếng nhạc là những tràn vỗ tay của các bạn học sinh. Đặc biệt hơn nữa, với ngày lễ trọng đại này đã có sự góp mặt của các ban ngành, hội cha mẹ học sinh và các anh chị cựu học sinh về tham dự lễ khánh thành “trung tâm thí nghiệm thực hành”. Bên cạnh đó, ngày khai giảng đã tổ chức nhiều cuộc thi như: vẽ, thuyết trình về biển đảo. Mỗi lớp mang một màu sắc riêng giúp cho chúng ta hiểu hơn về đất nước của mình. Ngoài ra còn có những tiết mục kể chuyện về tấm gương anh hùng của các em lớp 6, từ đó gợi ra cho mỗi người về cảm xúc, tình yêu quê hương đất nước. “tùng…tùng…tùng…” thầy hiệu trưởng đánh những hồi trống bắt đầu một năm học mới, ai ai cũng vỡ òa trong niềm háo hức và dường như trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ sự quyết tâm cho năm học mới này. Lễ khai giảng kết thúc trong sự hân hoan của các thầy cô và các bạn hứ hẹn một năn học đầy niềm vui, thành công và tốt đẹp nhờ sự dìu dắt của các thầy cô.
    Viết bởi M.Duyên

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Tết Trung thu: Sự tích và nguồn gốc

Tết Trung thu giờ đây đã trở thành ngày hội với mọi gia đình, nhất là trẻ em. Tết Trung thu đến vào rằm tháng Tám, đang giữa độ mùa thu, mùa mát mẻ và đẹp nhất trong năm.

Từ đầu tháng, người ta đã chuẩn bị những cỗ đèn muôn màu, muôn sắc, hình thù độc đáo, các đồ chơi của trẻ nhất là hình ông tiến sĩ giấy cùng bánh dẻo, bánh nướng, gọi chung là bánh trung thu để đón Tết. Trẻ em mang những lồng đèn màu sắc sặc sỡ thắp sáng thành từng đoàn dài kéo nhau đi các thôn ngõ để ca hát reo vui dưới ánh trăng. Khi những ngày Rằm cận kề, các đoàn múa lân, múa sư tử rầm rộ với tiếng kèn, tiếng trống, tiếng pháo càng thêm náo nhiệt.

Nguồn gốc tết Trung thu

Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:

- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?

Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.

Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.

Trăng với trung thu

Tết Trung thu sơ khởi là Tết Trông trăng nên nói đến Tết Trung thu không thể bỏ qua trăng được. Trăng được in hình trên mặt bánh Trung thu, trăng được vẽ trên mặt đèn đêm rằm tháng Tám. Từ những năm tháng ở tiểu học, học sinh đã được dạy trăng là một hộ tinh của trái đất xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một tháng theo âm lịch. Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tuỳ theo vị trí của trăng với mặt trời và quả đất ta thấy trăng khuyết hay tròn. Khi nào bóng quả đất che kín hết mặt trăng là có nguyệt thực mà người xưa gọi là Gấu ăn trăng. Người xưa đã đem chậu thau, mâm đồng, thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức cho tới khi gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.

Những linh vật ở cung trăng

Trên cung trăng có nhiều linh vật thuộc quyền cai quản của Thái âm thần nữ. Những linh vật này đều hiền từ và ngoan ngoãn, trong số đó đáng kể nhất là con Thiềm thừ và Ngọc thỏ. Con Thiềm thừ là một giống cóc, đầu có sừng bằng thịt, bụng có vệt chữ bát màu đỏ. Tiền thân Thiềm thừ là nàng Hằng Nga, vợ chàng Hậu Nghệ, vua xứ Hữu Cung, có tài thiện xạ bách phát bách trúng. Hậu Nghệ có dịp lên vườn Lãnh Uyển, xin đức Giao trì Vương mẫu ban cho thuốc trường sinh bất tử. Mang thuốc về, Hậu Nghệ không uống ngay mà phải mang quân đi đánh giặc nên cất thuốc vào lò.

Ở nhà nàng Hằng Nga ăn trộm thuốc uống rồi sợ quá bay lên cung trăng ra mắt Thái âm thần nữ kể rõ sự tình, cầu xin thần che chở. Thái âm biến Hằng Nga thành con Thiềm thừ đem giấu ở một nơi kín đáo trong cung Quảng Hàn. Hậu Nghệ đi trận về thấy mất cả vợ lẫn thuốc tức giận lắm nên quyết tìm nàng cho bằng được. Thời ấy trên trời có mười mặt trời, nghi ngờ vợ trốn trong những mặt trời này nên Hậu Nghệ đã bắn rơi chín mặt trời nhưng vẫn không thấy vợ. Hậu Nghệ bớt lại mặt trời thứ mười để lấy ánh sáng ban ngày, cũng như chàng không bắn rơi mặt trăng vì ban đêm chỉ có một mặt trăng. Chàng cần ánh sáng ban đêm để đi tìm vợ nhưng vẫn không thấy Hằng Nga. Nàng vẫn biến hình ẩn núp trong cung Quảng cho tới ngày nay.

Con Ngọc thỏ

Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói. Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẵn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt hoen lệ. Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thui để những con khác có cái ăn cho đỡ đói. Vừa lúc đó, đức Phật đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.

Cây Đan quế

Ngoài các linh vật tại cung Quảng Hàn còn có bóng một cây mà ở trần gian nhìn lên ta thấy hình đen trên mặt trăng. Đó là cây Đan quế tức là cây quế đỏ. Theo sách Trung Hoa, cây này cao 105 mét, gốc lớn vô cùng, đường kính ước vài ba trượng. Cây sống hàng ngàn vạn năm. Gỗ và vỏ rắn như thép. Gốc cây có nhiều vết băm đổ vì quanh năm lúc nào cũng có người cầm búa bổ vào gốc cây. Đó là thằng Cuội nhưng theo người Tàu thì hắn là Ngô Cương. Xưa kia Ngô Cương đã tu tiên đắc đạo nhưng sau làm nhiều điều càn bậy trong chốn tiên cung nên bị đức Ngọc Hoàng nổi giận bắt đày xuống cung trăng, giao cho việc chặt và bóc vỏ cây Đan quế. Vỏ cây Đan quê cứng như thép nên Ngô Cương chặt không nổi. Bởi vậy cho tới ngày nay, Ngô Cương vẫn cố chặt và bóc vỏ cây. Bởi vậy người trần mỗi đêm trông lên lại thấy bóng chàng đang lúi húi ở gốc cây